Phân loại Đá_mạt_vụn_núi_lửa

Căn cứ vào kích cỡ hạt viên của mạt vụn, có thể chia làm mấy loại bên dưới :

Phân loại đá mạt vụn núi lửa[4]
Đường kính hạt viênLoại hình của mạt vụn núi lửaVật chất cố kết yếu hoặc không cố kết chủ yếu : Vật mạt vụn núi lửaVật chất cố kết chủ yếu : Đá mạt vụn núi lửa
> 64 m m {\displaystyle >64mm} Khối núi lửa, đạn núi lửaĐá khối tụ núi lửaĐá khối tụ núi lửa, đá dăm kết núi lửa
2 < . . . < 64 m m {\displaystyle 2<...<64mm} Sỏi núi lửaSỏi núi lửaĐá sỏi núi lửa, đá túp sỏi núi lửa
1 16 = 0 , 0625 < . . . < 2 m m {\displaystyle {\frac {1}{16}}=0,0625<...<2mm} Tro núi lửa hạt toTro núi lửa hạt toĐá túp hạt to
< 1 16 m m {\displaystyle <{\frac {1}{16}}mm} Tro núi lửa hạt nhỏTro núi lửa hạt nhỏĐá túp hạt nhỏ

Đá khối tụ núi lửa

Đá khối tụ núi lửa có đường kính lớn hơn 64 milimét và chiếm 1/5 trở lên của mạt vụn núi lửa, khu vực ven mạt vụn có góc cạnh. Thành phần đá khối tụ núi lửa chủ yếu là các loại khối đá của cơ tính vừa, khối dung nham cơ tính và đạn núi lửa lớn nhỏ bất nhất tích tụ chất đống mà thành, thường phân bố ở sát gần miệng núi lửa hoặc trong đường thông suốt núi lửa, có một số tích tụ chất đống ở nơi cách khá xa miệng núi lửa, do nơi có dòng dùng nham hoặc tro núi lửa gắn dính vào.

Đá dăm kết núi lửa

Đá dăm kết núi lửa có đường kính ở vào khoảng giữa 2 ∼ 64 m m {\displaystyle 2\sim 64mm} và chiếm 1/3 trở lên của mạt vụn núi lửa. Đá dăm kết núi lửa chủ yếu là các loại đá vụn góc cạnh dung nham, cũng có thể do một ít đá vụn góc cạnh của nham thạch khác hợp thành, góc cạnh rõ ràng, tính phân tuyển kém, thông thường là nơi có tro núi lửa gắn dính vào.

Đá túp

Đá túp, còn gọi là đá tro ngưng, chủ yếu do nham thạch của nơi mà tro núi lửa tạo thành tích tụ chất đống mà thành. Mạt vụn của nham thạch hợp thành khá nhỏ, nhỏ hơn 2 mm, hàm lượng vượt qua một nửa tổng số, thành phần của nó phần nhiều thuộc về thuỷ tinh núi lửa, mạt tinh thể khoáng vật và mạt đá, ngoài ra vẫn có một ít vật chất trầm tích. Mạt vụn cũng trở thành hình dạng góc cạnh. Do vật mạt vụn núi lửa nhỏ hơn (bụi núi lửa) và sản vật biến hoá thứ sinh của tro núi lửa - montmorillonit, clorit, zeolit, v.v gắn dính vào. Bởi vì bụi núi lửa thổi trôi ở trong không khí với khoảng cách có thể đến từ mấy chục đến mấy trăm kilômét, thậm chí mấy ngàn kilômét, cho nên đá túp thông thường tích tụ chất đống cách xa miệng núi lửa. Đá túp là thứ đá phân bố rộng nhất trong chủng loại đá mạt vụn núi lửa, tính phân tuyển khá kém, cấu tạo hình dạng tầng thông thường không rõ ràng.

Thành phần của đá túp biến hoá khá lớn, bởi vì độ hạt của đá túp khá nhỏ, độ rỗng cao, diện tích mặt ngoài của hạt viên lớn, cùng với mạt vụn không ổn định, cho nên dễ dàng phát sinh biến hoá thứ sinh. Sau khi đá túp cơ tính phân giải thì sản sinh các khoáng vật thứ sinh như clorit, canxit, kaolinit, montmorillonit, v.v Màu sắc của nham thạch phần nhiều lộ ra trắng tro, màu tro, cũng có loại màu vàng và màu đỏ đen.[2]